Translate

Chương Trình - Thông Tin Du Lịch

Những món ngon từ mắm

Trên đất nước Việt Nam, địa phương nào cũng có món mắm đặc sản của mình, với hai loại mắm chính là mắm đồng và mắm biển (các loại thủy sản). Nhưng nói đến những chủng loại mắm dồi dào phong phú nhất, phải nói đến miền Nam. Người Nam Bộ trên bước đường khẩn hoang đã tìm được nguồn thực phẩm trời cho là những loại cá ngon trên khắp các sông ngòi, biển cả, cá nhiều đến mức tiêu thụ không hết, nên họ đã tìm tòi, sáng tạo nhiều loại mắm độc đáo để làm lương thực dự trữ. Với các món mắm đa dạng, dĩ nhiên cách chế biến món ăn với mắm cũng hết sức đa dạng.


MẮM KHO BÔNG SÚNG


Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Ở miệt quê Đồng Tháp, không ai lại không biết đến bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có. Mỗi năm, hễ ăn tết xong là bà con bắt đầu tát mương, vũng, đìa để bắt cá đồng, con to đem bán, con nhỏ mang về làm mắm, chờ qua mùa nước nổi thì giở ra ăn dần… 
Muốn kho mắm cho ngon, nhiều người đổ nước dừa nạo vào xâm xấp, cao hơn mắm cỡ vài phân rồi bắc lên bếp cho tới khi thịt con mắm nhuyễn nhừ rồi mới nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương. Sau đó nêm nếm gia vị và đừng quên ớt, sả - hai thứ không thể thiếu trong món mắm kho, vài trăm gram thịt ba rọi, kho với tép bạc, cá rô, cá trê… càng ngon. 
Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ cỡ chiếc đũa ăn cơm, ăn mới mềm, có “hậu” ngọt… Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng, nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để trong rổ cho ráo nước. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng, bông súng bỏ vào chén, chan nước mắm kho lên trên. Chất cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, cái giòn của bông súng tạo thành món ăn tuyệt vời, đơn sơ, ít tốn kém mà vẫn đậm đà hương đồng gió nội. 

BÚN MẮM

Nam Bộ có nhiều món ăn độc đáo nhưng phổ biến vẫn là món bún. Bún được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như bún thịt xào, bún cà ri, bún riêu cua, bún mắm… Trong đó có lẽ hấp dẫn nhất là bún mắm mà Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp là những nơi có món bún mắm đặc sắc và nổi tiếng hơn cả.
Bún mắm được xem là món ăn chứa đựng đầy đủ tinh hoa của mắm, tiền thân của nó vốn là món mắm kho ăn với rau đồng. Chỉ cần dùng đũa lùa mắm trộn rau và một ít cơm nguội cho vào miệng là đã tạo thành món ăn đơn giản nhưng thật khoái khẩu. Dần dần món ăn này được “nâng cấp” lên với nhiều nguyên liệu phong phú nhưng vẫn giữ cái nền mắm thơm điếc mũi, có gừng, sả làm dịu mùi nồng của mắm, có nước dừa tươi làm nước lèo thêm béo, ngọt, kèm thêm các món cá, thịt quay, mực, tôm, nghêu, sò, ốc… từ khắp mọi miền đất nước về hội tụ trong nồi mắm, biến nó thành món ăn thịnh soạn, không ăn với cơm nguội nữa mà dùng chung với bún và đủ các loại rau đồng như : rau dừa, rau mác, kèo nèo, cọng bông súng, bắp chuối, rau muống chẻ nhỏ, bông điên điển, đọt xoài...
        Món bún mắm cũng tuỳ theo địa phương mà có nhiều khẩu vị khác nhau, thường thì nước lèo của các quán bún mắm chính gốc miền Tây đậm đà hơn. Khi nồi lẩu mắm sôi đến nước cuối cùng, người ăn không quen sẽ không chịu được vì nặng mùi, nhưng theo những người sành ăn, đây chính là lúc mắm sắc lại, ăn ngon nhất. Nước lèo của nồi bún mắm được nấu rất công phu, không dùng bột ngọt và đường, chỉ lấy chất ngọt từ con cá lóc, xương heo cùng chất tinh tuý trong các loại mắm đồng trở mùi đặc biệt như mắm cá linh, cá lóc, cá sặc… Vì thế bún mắm không những là món ăn ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Ăn bún mắm, bạn sẽ cảm nhận được chất ngọt lạ lùng của cá đồng, chất cay nồng của ớt sống hoà quyện với sả, chất mặn mòi của mắm đồng làm cho tô bún lạ miệng và hấp dẫn vô cùng…

Đặc sản Đồng Tháp Mười


Đồng Tháp Mười những ngày đầu mới khai phá bạt ngàn rừng cây với nhìều loài động vật như cá sấu, rắn, trăn, rùa, chuột… tha hồ sinh sôi nảy nở. Quá trình khai hoang lập ấp nơi đây cũng gắn liền với những món đặc sản đồng ruộng thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá ẩm thực của người dân. Ngoài những món ăn phổ biến từ các loại cá và rau đồng, bà con còn sáng tạo ra nhiều món ăn ngon, “độc” với những nguyên liệu đặc trưng cho vùng Đồng Tháp Mười trù phú. Cách chế biến tuy đơn giản nhưng hương vị của những món đặc sản này chắc chắn sẽ làm ngạc nhiên nhiều thực khách sành ăn. 
Chuột xào xả ớt
Sau khi săn chuột về, người ta đun nước cho sôi, trụng chuột vào chảo nước, lột da cho sạch, lộ ra lớp thịt chuột trắng phau đem treo lên cho ráo nước, chặt bỏ đầu, đuôi, chân... Sau đó, chặt thịt chuột thành từng miếng vừa miệng, ướp tỏi, bột ngọt, đường, muối, ngũ vị hương, nước tương... độ chừng 5 phút cho thấm. Xong đâu đó, bắc chảo lên bếp, để thật nóng, cho mỡ, phi tỏi thật vàng, thơm, đổ sả ớt giã nhuyễn vào xào liên tục đến khi se lại mới cho thịt vào đảo đều tay. Khi thịt chín múc ra dĩa, rắc tiêu, đậu phộng lên. Dùng khi thịt còn nóng thì càng ngon tuyệt. 

Cháo dậu xanh nấu với rắn hổ đất

Đồng Tháp Mười nổi tiếng có nhiều rùa, rắn. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây, đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng, xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó vì cháo đậu xanh rắn hổ đất có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng. 

Dồi lươn rim nước cốt dừa

Đây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Dồi lươn có hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng, thơm, béo rất hấp dẫn.
Để chế biến món dồi lươn, trước hết phải làm cho lươn chết rồi dùng tro hoặc cám tuốt sạch nhớt, moi bỏ ruột rồi đem rửa sạch. Dùng dao sắc cắt phần thịt ở phía cổ lươn mà không làm đứt rời da lươn, đảm bảo da được liền từ đầu tới đuôi.
Thịt lươn băm nhuyễn rồi trộn với thịt nạc, nấm mèo, bún tàu cũng đã được băm nhuyễn cùng với gia vị, đường, nước mắm, tiêu sọ để nguyên hạt. Dùng thìa nhỏ trộn đều và múc hỗn hợp thịt băm cho vào đầy da thân lươn đã lột ra trước đó như làm dồi lợn, dồi chó. Dồn thịt xong khoanh tròn nguyên con lươn đặt vào nồi lấy củ hành tàu lột bỏ vỏ lụa, cắt đứng làm tư nếu là hành nhỏ, hoặc làm tám nếu là hành to xếp lên trên.
Đổ nước cốt dừa ngập thân lươn rồi bắc lên bếp, để lửa liu riu. Khi nước cốt dừa sôi lên vài lượt thì nêm gia vị, đường, nước mắm cho vừa ăn, xong nhấc xuống múc ra đĩa rắc đậu phộng giã giập lên trên.
Hãy thử món dồi lươn rim nước cốt dừa ăn kèm với bánh mỳ hoặc nhậu lai rai với rượu mạnh, đó quả là món ăn tuyệt vời khiến bạn ăn rồi khó thể nào quên. 

Tắc kè xào lăn

Vùng Đồng Tháp Mười bao la ngút ngàn còn là địa danh có nhiều tắc kè, rắn mối. Đây là món ăn khá phổ biến của nhân dân quanh vùng. Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vẩy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon. Hễ thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt. Nếu có thêm rượu đế nhâm nhi thì quả là không còn gì tuyệt bằng! 


CÁC NGÔI NHÀ CỔ TẠI CÁI BÈ

Nếu đi ngược dòng lịch sử của Cái Bè, tính từ lúc Chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng Cái Bè Dinh vào năm 1732 cho đến cuối thời Pháp thuộc (1945), tại vùng đất Cái Bè đã có hai dòng họ rất lớn và danh tiếng thuộc hàng thượng lưu với nhiều quyền lực và tài lực thời bấy giờ. Ðó là họ PHAN và họ TRẦN. Vì vậy, đa số các ngôi nhà lớn, cổ kính và kiên cố, được xây dựng từ trước 1945 còn lưu lại trên phần đất Cái Bè ngày nay đều thuộc hai dòng họ trên. Hiện những ngôi nhà này được xem như là tài sản vô giá của gia đình nói riêng, và của địa phương nói chung. Nó là dấu ấn của nhiều giai đoạn lịch sử, góp phần tô đẹp thêm cho nền Văn hoá bản địa. Sau đây là một vài ngôi nhà cổ tiêu biểu và danh tiếng tại Cái Bè hiện nay:

Nhà Cổ Ba Ðức: (1938. Ấp An Lợi - Ðông Hòa Hiệp - Cái Bè - Tiền Giang) 

Nằm trong khuôn viên rộng trên 2 héc-ta, bao quanh ngôi nhà là một vườn cây cảnh và một vườn cây ăn trái đa chủng loại đặc sản của địa phương như: xoài cát Hoà Lộc, cam sành, bưởi da xanh, nhãn, sa-pô; tất cả đều được bố trí một cách hài hoà, là một trong những vườn cây trái đẹp nhất trong vùng rất thích hợp cho du khách tham quan và thưởng thức trái cây đặc sản.
Ngôi nhà được xây dựng với sự kết hợp hài hòa 2 lối kiến trúc Á-Âu. Nhìn từ bên ngoài, nó có hình dáng như một ngôi nhà thời Thuộc Ðịa (Maison dÉpoque Coloniale). Nhà được cất trên nền cao 0,5m so với mặt đất, vì vậy vào mùa nước lũ, nhà không thể ngập. Ðược biết, những ngôi nhà được xây dựng cùng thời thường không có nền cao như thế, đây chính là một điều rất tinh tế về mặt kiến trúc của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 2 phần rõ rệt (Nhà Trước & Nhà Sau). Giữa hai gian nhà là một khoảng sân, được gọi là Thiên Tĩnh (giếng trời) với mục đích đưa ánh sáng vào làm ấm áp trong cả hai gian nhà.
Nhà Trước: còn được gọi là nhà thờ, vì đây là nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Trước khi vào bên trong nhà, chúng ta bắt gặp một hành lang khá rộng có lan can kiên cố (Véranda). Khi bước vào cửa chính (Cửa cái), chúng ta không thể không ngỡ ngàn trước vẽ đẹp của các cổ vật
Nhà sau: trước kia là một gian nhà khá rộng, trong đó bao gồm nhà bếp, nhà ăn và nhà kho dùng để chứa lúa gạo và công cụ sản xuất,. Tuy nhiên, do chiến tranh đã làm hư hại gần hết. Hiện nay, chỉ còn lại một phần nhỏ dùng làm nhà bếp.
Khi bước vào bên trong thì du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những đồ vật được bày trí bên trong. Trong số đó có: 3 bộ tủ thờ được cẩn ốc xà cừ óng ánh (1924) đựơc bày trí theo nguyên tắc "Ðông bình - Tây quả", trong đó bên tay phải có chiếc hộp gỗ được cẩn hình rồng bên trong có bản Sắc phong thần được vua Tự Ðức ban vào 1848 - 1860.
Chính giữa nhà có 4 cột to bằng gỗ căm xe càng làm nổi bật lên sự vững chắc và trường tồn của ngôi nhà. Bộ liễn được cẩn xà cừ tuyệt đẹp càng làm tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà. Nội dung của hai câu đối như sau: (từ phải sang trái)

"Tích đức thắng di kim - Xử thế đương kiêm Tư Mả huấn"
" Di thiện dỉ di bảo - Trì thân nhi tĩnh Sở thơ ngôn"
Xung quanh nhà có hình 9 bức tranh tuyệt đẹp được vẽ trên 3 bức tường chính, trên mỗi bức tranh là cảnh một làng quê bình dị bên cạnh một dòng sông hữu tình. Ðược biết, 9 bức tranh này tượng trưng cho dòng sông Cửu Long hiền hóa (hình ảnh con rồng được thể hiện qua bố cục độc đáo từ dòng sông thơ mộng).



Nhà Cổ ông Cai Huy: (1860, ấp Hoà Phúc - Hoà Khánh - Cái Bè - Tiền Giang) 

Nhà được xây dựng vào năm 1860 do ông Cai Tổng Huy xây cất tọa lạc tại làng Hòa Khánh, Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình Huế và được chạm trỗ rất công phu và tốn rất nhiều thời gian. Hiện nay, ngôi nhà được ông Trần Quang Mẫn (người dân nơi đây thường gọi là ông Mười Mẫn) là cháu đời thứ năm của Ông Cai Huy. Cũng như các ngôi nhà cổ khác trong vùng nhà cổ Cai Huy cũng còn lưu trữ khá nhiều cổ vật có giá trị về mặt lịch sử cũng như nhân văn trong đó có những mẫu vật được mang từ Pháp sang thể hiện rõ nét đặc trưng của thời thuộc Pháp.

Nhà cổ anh Kiệt: (1924. Ấp Phú Hoà - Ðông Hòa Hiệp - Cái Bè - Tiền Giang) 

Nhà do ông Trần Văn Bính thừa kế được xây cất với diện tích 1000m2 tọa lạc giữa vườn cây ăn trái 1,8ha tại ấp Phú Hòa xã Ðông Hòa Hiệp, Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Nhà gồm 5 gian hình chữ Ðinh với hơn 100 cột gỗ quí, theo nhận xét của các chuyên gia Nhật Bản nhà được xây dựng cách đây 150 năm , theo cấu trúc nhà truyền thống Nam Bộ.
Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ vì kèo, xiên và vách rất công phu mang nét rất đặc trưng theo phong cách nhà cổ Nam Bộ. Trãi qua nhiều thế kỷ và do chiến tranh tàn phá nhưng chủ nhân vẫn còn lưu giữ được một số đồ vật có giá trị mang giá trị lịch sử cao. Ðặc biệt là bộ bao lam được chạm lộng Mai, Lan, Cúc, Trúc được cách điệu hài hòa, các họa tiết mềm mại thể hiện trình độ và tài nghệ thưởng thức nghệ thuật của người xưa. 
Trong chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Tổ chức JICA đã tài trợ cho dự án khảo sát và trùng tu một số ngôi nhà cổ giân gian Nam Bộ tại Việt Nam. Dự án bắt đầu vào năm 1998 do trường Ðại Học Nữ Chiêu Hoàng phối hợp cùng Ðại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 09 ngôi nhà, trong đó miền Nam có 02 ngôi nhà (tại Biên Hoà và Cái Bè). Qua khảo sát 355 nhà tại Tiền Giang, ngôi nhà tại xã Ðông Hòa Hiệp đã được chọn để phục chế với kinh phí 1,5 tỉ đồng bao gồm toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà và vật dụng trang trí bên trong theo nguyên bản. Ngôi nhà được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang ký quyết định là di tích cấp tỉnh ngày 04/03/2002.

Hủ Tiếu Mỹ Tho


Hủ tíu là món ăn quen thuộc của người Hoa, du nhập vào đất Mỹ Tho từ hàng trăm năm nay. Nhưng được "Mỹ Tho hóa" theo cách riêng, trở thành món ăn ngon có tiếng của địa phương.
Hủ tíu Mỹ Tho làm bằng bánh bột gạo chan nước súp (nấu bằng xương hầm, khô mực nướng, tôm khô cùng một số gia vị đặc trưng) bên trên mặt bày miếng sườn non, con tôm bổ đôi cùng với thịt và lòng, ăn với nước tương và rau giá.
Dân bán hủ tíu Mỹ Tho có lối tiếp thị khá độc chiêu. Họ thường bày thùng nước lèo ngay trước cửa hàng để mỗi khi giở nắp chan, hương thơm ngào ngạt sẽ rủ rê người qua lại. Theo những người cố cựu, hủ tíu Mỹ Tho ngon nhất thường làm bằng gạo Gò Cát, trong và chắc hạt (thuộc xã Mỹ Phong - ngoại thành Mỹ Tho) nên cọng bánh hơi dai, khi trụn sơ nước sôi, rưới một ít mỡ hành trông rất bắt mắt.

Tỉnh Tiền Giang - Khu di tích lịch sử Ấp Bắc


Khu di tích lịch sử quốc gia Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú (huyện Cai Lậy-Tiền Giang) cách trung tâm huyện lỵ 10 km về hướng đông. Tại đây, bia kỷ niệm có ghi: Chiến thắng Ấp Bắc ngày 02/01/1963 đã đánh bại các chiến thuật: bủa lưới, phóng lao, trực thăng vận và thiết xa vận mà đế quốc Mỹ cho là tân kỳ. Chiến thắng Ấp Bắc nói lên đầy đủ ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam; sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân; là tiếng chuông báo hiệu sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ. 
Từ trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Tân Phú đến khu di tích chừng 500 m. Chính tại nơi đây hơn 40 năm về trước, đã diễn ra trận đánh ác liệt, dồn dập, đi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Đống Đa hay Chi Lăng. Khu di tích là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên chừng 2 ha bao gồm: tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép, xe bọc thép, máy bay lên thẳng những chiến lợi phẩm sau trận đánh, pháo 105 ly, mộ 3 chiến sĩ gang thép, nhà quản trang, xen kẻ trong khu vườn hoa lúc nào cũng khoe sắc và toả hương thơm ngát. Cạnh vườn hoa là những ao nhỏ, bên dưới trồng hoa súng đỏ. Từng đàn cá rô phi, điêu hồng vô tư lội tung tăng dưới làn nước trong vắt. Du khách có thể ngồi trên những chiếc băng đá phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh vật nơi đây. Có lẽ ấn tượng nhất trong khuôn viên này là tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép cao sừng sửng, nặng 18 tấn: người cầm súng, người cầm thủ pháo hiên ngang đứng trên xe tăng địch, làm cho ta phảng phất hình ảnh của những chiến sĩ cầm cờ Tổ quốc trên nóc hầm tướng De Castrie ở trận Điện Biên Phủ năm nào. 
Tác giả là nhà điêu khắc Nguyễn Hải, do cơ sở đúc đồng Phương Nam(Thủ Đức - TPHCM) thực hiện, khánh thành nhân kỷ niệm 35 năm chiến thắng Ấp Bắc. Hình ảnh uy nghi của các anh như đưa chúng tôi trở về cảnh súng nổ, bom rền hơn 40 năm về trước. 
Sáng sớm ngày 02/01/1963, khi Tỉnh Uỷ đang họp tại xã Hưng Thạnh(thuộc huyện Tân Phước Tiền Giang ngày nay) thì được tin địch mở cuộc càn quét do Bộ Tư lệnh sư đoàn 7 và chiến đoàn bảo an thuộc tiểu khu Định Tường đảm trách. Cuộc càn quét diển ra trong phạm vi xã Tân Phú(thuộc vùng giải phóng liên hoàn nối liền hai huyện Cai Lậy Châu Thành, tiếp giáp vùng căn cứ của tỉnh) để vây diệt trung đội địa phương của ta mà chúng phát hiện đang trú quân tại đó. Điểm cụ thể mà chúng đổ quân bao vây diệt lực lượng ta là Ấp Bắc. Lực lượng của ta chỉ có đại đội 1 tiểu đoàn 514 và đại đội 1 tiểu đoàn 261. Năm giờ sáng ngày 2/1/1963, tiểu đoàn A của địch chia làm 2 cánh tiến vào Ấp Bắc bị ta chặn đánh buộc chúng phải gọi tăng viện. Cùng thời gian này, trận địa công binh của ta dùng thủy lôi đánh chìm một tàu tại Vàm kinh 3 và bắn hỏng 2 chiếc khác. Đến 9g30 bọn chúng đã cho trực thăng đổ bộ xuống Ấp Bắc. Dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Bảy Đen, đại liên ta được lệnh nổ súng vào đội hình địch. Số chết, số bị thương, số còn lại chạy tán loạn. Địch tiếp tục tăng quân tấn công vào đội hình đại đội I/514. Đợi địch tới gần, toàn đại đội nổ súng diệt hơn 50 tên, số sống sót tháo chạy trở lại. Đến 13g30, tiểu đoàn B và xe M113 của địch mở đợt tiến công vào đội hình đại đội I/261. Tình hình lúc này khá gay go, ba xe M113 và một tốp bộ binh tiến tới sát công sự. Do địa hình lồi lõm nên hoả lực của ta chi viện không kết quả. Trận địa có nguy cơ bị địch chọc thủng. Anh Nguyễn Văn Đừng, một tiểu đội trưởng của đại đội I/261, cùng hai bạn chiến đấu bí mật bò cặp bờ ranh rồi cả 3 áp sát vào ngôi mộ cổ. 
Anh Đỗ Xuân Chinh người phụ trách khu di tích chỉ vào ngôi mộ cổ chằng chịt vết đạn, phía dưới chân tượng đồng, kể: Theo những cụ cao niên ta kể lại thì đây là ngôi mộ của một bà Cả. Ba chiến sĩ Nguyễn Văn Đừng, Đỗ Văn Trạch và Hùng (không biết họ) đã nấp ở ngôi mộ này cầm cự suốt, không cho địch tiến vào trận địa rồi bất ngờ nhảy lên xe M113 ném thủ pháo phá huỷ 1 xe, diệt 5 tên địch trên xe, 2 xe còn lại hốt hoảng tháo chạy trở ra. Khi 3 đồng chí quay về công sự thì bị địch chặn đánh và đã hy sinh anh dũng. Nhân dân đặt cho tổ cái tên trìu mến và đầy tự hào Tổ gang thép Nguyễn Văn Đừng, riêng 3 chiến sĩ ấy tôn vinh Ba chiến sĩ gang thép. 
Địch tiếp tục tăng quân tiến công nhiều đợt nữa và dùng máy bay L19 bay trên trận địa gọi ta ra hàng. Đích thân tên Cao Văn Viên, tư lệnh lữ đoàn dù, ngồi trên trực thăng quan sát cuộc tiến công. Tiều đoàn dù được 16 chiếc Dacota thả xuống trận địa đại đội I/514. Đợi địch xuống thật gần, toàn đại đội nổ súng, một số tên bị diệt ngay trên không. Ta, địch xen kẻ cách nhau từng bờ mương, liếp chuối. Bọn lính dù đứa bị mắc lủng lẳng trên ngọn cây, đứa bị kẹt trên mái nhà bị nhân dân ta phát hiện báo cho chiến sĩ ta tiêu diệt. Đến 20 giờ, địch tổ chức thêm một đợt tiến công nữa nhưng cũng bị ta đẩy lùi. 
Rời khu vực tượng đài, anh Chinh dẫn chúng tôi đến khu mộ 3 chiến sĩ gang thép. Ba ngôi mộ nằm song song nhau, phía trên lúc nào cũng nghi ngút khói hương của khách tham quan, các anh đều được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Sát ngôi mộ là bảng thành tích của trận đánh Ấp Bắc: 450 tên ngụy quân Sài Gòn chết và bị thương, 3 cố vấn Mỹ chết và 4 tên khác bị thương, 8 máy bay trục thăng bị bắn hạ, 3 xe lội nước M113 bị cháy, 1 tàu chiến bị đánh chìm. Về thăm Ấp Bắc, nguyên chỉ huy phó Bộ Chỉ huy quân sự TP.HCM Trần Xuân Trí đã xúc động viết nên những vầng thơ, trong đó có đoạn: 
Những Ấp Bắc, Củ Chi, Bến Cát 
Địa danh này được Bác biểu dương. 
Đã rộn ràng những bài ca, câu hát 
Tên tuổi anh cả nước biểu dương. 
Từ khi khu di tích được khánh thành đến nay đã đón hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Đây cũng là nơi giáo dục cho học sinh trong tỉnh về truyền thống đấu tranh bất khuất của tổ tiên trong sự nghiệp giữ nước. Rời khu di tích, nhìn hai bên đường, chúng tôi không khỏi vui mừng trước những cánh đồng lúa trĩu hạt, những rẫy dưa chi chít quả căng tròn. Lác đác trên cánh đồng, nhiều mô hình bằng xi -măng xác máy bay, xe M113 bốc cháy. Tất cả như minh chứng cho một sức sống mới trên mảnh đất anh hùng.

Thu sang, hãy thử mùa nước nổi miền Tây

Không mang vẻ đẹp buồn man mác đặc trưng của mùa thu miền Bắc, "mùa thu" của miền Tây mang vẻ đẹp tràn đầy sức sống của cả thiên nhiên lẫn con người nơi đây
Cứ mỗi độ thu sang, bao giờ chúng ta cũng nhớ tới khu vực phía Bắc trước tiên. Bao giờ cũng là Hà Nội mơ màng trong nắng nhạt, lá vàng phai, rồi lên các tỉnh vùng núi ngắm những thửa ruộng bậc thang mùa gặt chín vàng óng ánh. Bởi tất cả những điều đó mang vẻ đẹp điển hình của mùa thu.
Thế nhưng, ở Việt Nam mình, cứ mỗi độ thu sang, cũng là mùa nước nổi của miền Tây Nam Bộ. Trái ngược hẳn với vẻ đẹp buồn có phần man mác úa tàn của miền Bắc, "mùa thu" của miền Tây tràn ngập sức sống với những miệt vườn trĩu sai quả ngọt, muôn loại chim di cư về các cánh rừng hay cánh đồng sen nở rực rỡ.
Thiên nhiên là thế, ngay cả nhịp sống của người miền Tây mùa nước nổi cũng sôi động hơn hẳn với chợ nổi ở khắp nơi, hay khi nước dâng lên khiến cho các cánh rừng ngập mặn đẹp hơn, thu hút khách du lịch hơn, cũng là thời điểm người dân làm du lịch. Vậy đấy, mùa thu ở Việt Nam đâu chỉ có nét buồn đặc trưng, hãy tranh thủ mùa nước nổi để khám phá miền Tây tươi đẹp, dịu dàng ở những địa điểm nổi bật dưới đây nhé:

1. Rừng Tràm Trà Sư - An Giang
Nếu bảo nơi nào điển hình nhất cho mùa nước nổi thì có lẽ "con đường xanh" tại rừng Tràm Trà Sư sẽ được nhớ đến nhiều hơn cả.
 
 

 
 


2. Làng nổi Tân Lập - Long An
Như một ốc đảo ẩn mình giữa mênh mông rừng tràm, cảnh đẹp ở đây khiến bạn có cảm giác như lạc vào một khu rừng cổ tích vậy. Với hai bên rừng cây cao ngút tầm mắt tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp khi bạn bước trên cây cầu băng rừng, nắng len lỏi qua những tán cây, phản chiếu màu xanh mát rượi của lá khiến bạn bỗng cảm thấy mọi thứ thấy nhẹ nhàng, dịu dàng biết bao. Thật phù hợp để đi "trốn" khỏi những nặng nề nơi thành phố.
 
 

 
 

 
 

 
Đây thực sự là địa điểm lý tưởng để ghé thăm vào mùa nước nổi. Cảm giác được trải nghiệm đi xuyên rừng bằng xuồng xuôi dòng Rạch Rừng, ngắm những trảng sen, trảng súng...hòa vào đời sống bình dị của người dân sống xung quanh bốn bề là nước, đảm bảo sẽ rất thú vị đấy nhé.
 
3. Đồng sen Tháp Mười
Mùa nước nổi của miền Tây, nhớ đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn những cánh đồng sen bạt ngàn ở Tháp Mười nhé. Nằm cách Sài Gòn khoảng 130km về phía nam, đi theo cung đường N2 hướng An Sương -Củ Chi, bạn còn có thể ngắn nhìn những cánh đồng ngập nước hai bên đường vào mùa lũ.
Khi đến trung tâm huyện Tháp Mười, đi tiếp theo con đường 845, từ xa xa bạn đã có thể nhìn thấy những cánh đồng sen rộng lớn lung linh, lấp lánh dưới ánh nắng trong của mùa-thu-miền Tây rồi. Những búp sen hồng phấn, sen lẫn lá xanh đẹp tuyệt vời. Hãy trải nghiệm hành trình trên một chuyến ghe, bạn có thể tự chèo hoặc thuê người chèo, đi vào giữa đông sen để có thể tận hưởng trọng vẹn vẻ đẹp thanh khiết ở nơi đây nhé.
 
 

 
 


4. Vườn quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp
Kể tên những địa điểm đáng đi nhất trong mùa nước nổi tại miền Tây thì sao có thể thiếu rừng quốc gia Tràm Chim được. Phải nói rằng nơi đây là một trong những địa điểm "đông vui tấp nập" nhất, đầy sức sống nhất của cả vùng.
Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng lúa trời, sen, súng, cò năng, tràm...xuất hiện hàng chục nghìn cánh cò trắng điểm trên nền xanh tươi tạo nên một khung cảnh tuyệt mỹ của thiên nhiên. Ở Tràm Chim mùa này, nhìn đâu cũng là sự sống dồi dào với những loài chim quý bay lượn, cá động dưới nước, các loài hoa đua nhau khoe sắc. Đây cũng là lý do vì sao rừng quốc gia này thu hút lượng lớn khách tới thăm vào độ thu sang như vậy.
 
 

 
 
Cách thành phố Đồng Tháp Mười chừng 40km thôi. Đặc biệt, nếu bạn có dịp tới đây lúc chạng vạng, ánh sáng tạo nên vẻ ma mị huyền bí thật hấp dẫn. Đảm bảo bạn sẽ có những trải nghiệm choáng ngợp tại Tràm Chim đấy nhé.

5. Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ
Để tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng vùng miền tây sông nước với nhịp sống tấp nập giao thương của người dân nơi đây, không thể không nhắc tới các chợ nổi, và nức tiếng nhất trong số đó chính là chợ nổi Cái Răng của người dân Cần Thơ trên dòng sông Hậu hiền hòa.
 
 

 
 
Trái cây là những sản vật đầy màu sắc mà bạn dễ bắt gặp nhất tại chợ nổi Cái Răng
 
 

 
 


6. Miệt vườn Tây Nam Bộ
Đến mùa nước nổi, khi bạn thực hiện chuyến hành trình khám phá miền Tây, nhất định phải thưởng thức đặc sản trái cây tại các miệt vườn nhé. Nếu không thì sẽ là một thiếu sót rất lớn đấy.
Có rất nhiều miệt vườn lớn ở miền Tây Nam Bộ để bạn có thể lên lịch trong chuyến hành trình của mình mà tiện ghé thăm: Miệt vườn Cái Bè - Tiền Giang, miệt vườn Lái Thiêu – Bình Dương, miệt vườn Cái Mơn – Bến Tre, vườn trái cây Trung An, Củ Chi, vườn trái cây Vĩnh Long. Hương vị của những quả ngọt sai trĩu, khung cảnh thôn dã chân chất mà nồng hậu của người dân nơi đây sẽ khiến bạn nhớ nhung mãi không thôi.
Mùa nước nổi của miền Tây chỉ kéo dài trong 3 tháng mà thôi. Vậy nên đừng bỏ lỡ, hãy lên kế hoạch ngay thôi nào.
 
 

 
 
 
 

 

Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang

Hằng năm, từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, các tỉnh miền Tây vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mê Công tràn về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng.

Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia.
Dù là lũ lụt, nhưng đây lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam, và Campuchia.
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào đem lại.
Cũng nhờ mùa nước nổi mà đất đai canh tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Campuchia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Năm nay, nước nổi về sớm hơn, nên tôm cá, sản vật cũng về với miền Tây nói chung và Long An nói riêng sớm hơn mọi năm.
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Thị xã Kiến Tường tỉnh Long An, cách TpHCM hơn 120km, nơi đây là vùng giáp với biên giới Campuchia, là khu vực sinh thái đặc trưng của vùng Long An nói riêng và của vùng Nam Bộ nói chung.
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Cứ đến mùa nước nổi, cũng là mùa thu hoạch bông súng, đây có thể nói là đặc trưng của mùa nước nổi ở Mộc Hóa, Kiến Tường – Long An.
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Ở Kiến Tường, Long An có hàng trăm ha trồng súng, sen để thu hoạch và cung cấp cho khắp các tỉnh thành ở vùng Đông Nam Bộ. 
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Chiếc thuyền độc mộc trôi trên ao tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, đặc trưng của mùa nước nổi.
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Những đứa trẻ cũng theo cha mẹ ra đồng bắt cá, nô đùa.
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang

Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Ở Thị xã Kiến Tường, Long An, nước sông Mê Công đổ về ngày một cao, tràn ngập những cánh đồng, là thời điểm lý tưởng để du khách rong chơi mùa nước nổi…
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Chúng chơi đùa trên những cánh đồng, hăm hở chạy nhảy…
 
Mùa vui về theo con nước nổi mênh mang
 
Những đứa trẻ nô đùa, tinh nghịch tạo nên một bức tranh của tuổi thơ đầy lãng mạn.
 

Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"

Thị trấn Tân Trụ tỉnh Long An không chỉ được biết đến là địa phương điển hình trong xã hội hóa thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn mà còn được biết đến với những tuyến đường quê được trồng hoa, cây xanh rất đẹp. Đó là những tuyến đường bêtông ở nông thôn được bao bọc xung quanh những cánh đồng lúa, bên lề trồng hoa mười giờ, cỏ đậu; đặc biệt là có nhiều tuyến đường được trồng hai hàng cau xanh mát.
 
Con đường Cau Vua quanh co dẫn vào xóm nhỏ làm say đắm lòng người
Ai có đi về thị trấn Tân Trụ, tỉnh Long An không còn lạ gì con đường Cau Vua gần trường cấp 2 thị trấn. Dài gần 1km với hơn 300 gốc cau to bằng cả người ôm, con đường vào ấp này là niềm tự hào của người dân nơi đây.
 
Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"
 
Con đường này mới được bê tông hóa rộng 3m dài hơn 2km. Từ ngày được đưa vào sử dụng đến nay, ai đi ngang cũng thích thú. Hai bên đường là những hàng cau vua và hai bên là những cánh đồng lúa.
 
Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"

Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"
 
Nếu chúng ta đi ngang đây trước và sau tết sẽ tận hưởng được mùi thơm của hương lúa chín. Còn nếu đi vào dịp khác thì sẽ tận mắt chứng kiến những cánh đồng lúa đang lớn xanh mượt màu lá mạ... Nhiều người đi qua tuyến đường này đều tâm đắc khen ngợi, và cho rằng: “Đây là con đường đẹp nhất tỉnh Long An”.
 
Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"

Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"
 
Ông Hai Một, ngụ xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ (Long An) là người có 6 công đất ruộng nằm cạnh con đường vui miệng: “Tôi đi nhiều nơi trong tỉnh, nhưng chưa thấy con đường nông thôn nào đẹp, mát như con đường này. Mỗi khi tôi ra ruộng chăm sóc lúa bị say nắng, tôi lên bờ ngồi tựa vào gốc cau vua một lúc phẻ re…(khỏe)”.
 
Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"

Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"
 
Người dân địa phương cho biết, con đường này còn là điểm hẹn hò của những đôi trai gái ở thôn quê đang yêu nhau. Đặc biệt là những cập vợ chồng chuẩn bị đám cưới thường ra đây chụp ảnh lưu lại ngày quan trọng của một đời người...

Con đường hoa 10 giờ đẹp nhất Việt Nam tại Long An
 
Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"
 
Bất cứ ai có dịp đi về xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đều ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của con đường hoa 10 giờ do bác nông dân lãng mạn trồng nên.
 
Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"
 
Con đường hạnh phúc ở Quê Mỹ Thạnh. Hạnh phúc không phải là con đường hoa mười giờ nở rộ quanh năm. Mà hạnh phúc nhất là chủ con đường hoa này. Hai Bác đã trên 70 tuổi rồi, nhìn rất phúc hậu. Tuy gặp một người xa lạ như tôi nhưng hai Bác rất ân cần và niềm nở cho tôi ngủ nhờ qua đêm, ở một nơi lần đầu tôi đặt chân đến. Hãy cùng Người Miền Tây chiêm ngưỡng con đường này nhé
 
Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"

Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"

Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"

Về Long An phải một lần đi trên "con đường hạnh phúc"
 
Tuy không làm du lịch, nhưng vẻ đẹp của từng con đường, từng nếp nhà làm cho người dân cảm thấy cuộc sống đáng yêu và quê hương luôn tươi đẹp trong mắt du khách một lần ghé qua.