Nếu đi ngược dòng lịch sử của Cái Bè,
tính từ lúc Chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng Cái Bè Dinh vào năm 1732 cho đến cuối
thời Pháp thuộc (1945), tại vùng đất Cái Bè đã có hai dòng họ rất lớn và danh
tiếng thuộc hàng thượng lưu với nhiều quyền lực và tài lực thời bấy giờ. Ðó là
họ PHAN và họ TRẦN. Vì vậy, đa số các ngôi nhà lớn, cổ kính và kiên cố, được
xây dựng từ trước 1945 còn lưu lại trên phần đất Cái Bè ngày nay đều thuộc hai
dòng họ trên. Hiện những ngôi nhà này được xem như là tài sản vô giá của gia
đình nói riêng, và của địa phương nói chung. Nó là dấu ấn của nhiều giai đoạn
lịch sử, góp phần tô đẹp thêm cho nền Văn hoá bản địa. Sau đây là một vài ngôi
nhà cổ tiêu biểu và danh tiếng tại Cái Bè hiện nay:
Nhà Cổ Ba Ðức: (1938. Ấp An Lợi - Ðông Hòa Hiệp - Cái
Bè - Tiền Giang)
Nằm trong khuôn viên rộng trên 2 héc-ta,
bao quanh ngôi nhà là một vườn cây cảnh và một vườn cây ăn trái đa chủng loại
đặc sản của địa phương như: xoài cát Hoà Lộc, cam sành, bưởi da xanh, nhãn,
sa-pô; tất cả đều được bố trí một cách hài hoà, là một trong những vườn cây
trái đẹp nhất trong vùng rất thích hợp cho du khách tham quan và thưởng thức
trái cây đặc sản.
Ngôi nhà được xây dựng với sự kết hợp
hài hòa 2 lối kiến trúc Á-Âu. Nhìn từ bên ngoài, nó có hình dáng như một ngôi
nhà thời Thuộc Ðịa (Maison dÉpoque Coloniale). Nhà được cất trên nền cao 0,5m
so với mặt đất, vì vậy vào mùa nước lũ, nhà không thể ngập. Ðược biết, những
ngôi nhà được xây dựng cùng thời thường không có nền cao như thế, đây chính là
một điều rất tinh tế về mặt kiến trúc của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 2
phần rõ rệt (Nhà Trước & Nhà Sau). Giữa hai gian nhà là một khoảng sân,
được gọi là Thiên Tĩnh (giếng trời) với mục đích đưa ánh sáng vào làm ấm áp
trong cả hai gian nhà.
Nhà Trước: còn được gọi là nhà thờ, vì
đây là nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Trước khi vào bên trong nhà, chúng ta
bắt gặp một hành lang khá rộng có lan can kiên cố (Véranda). Khi bước vào cửa
chính (Cửa cái), chúng ta không thể không ngỡ ngàn trước vẽ đẹp của các cổ vật
Nhà sau: trước kia là một gian nhà khá
rộng, trong đó bao gồm nhà bếp, nhà ăn và nhà kho dùng để chứa lúa gạo và công
cụ sản xuất,. Tuy nhiên, do chiến tranh đã làm hư hại gần hết. Hiện nay, chỉ
còn lại một phần nhỏ dùng làm nhà bếp.
Khi bước vào bên trong thì du khách sẽ
không khỏi ngỡ ngàng trước những đồ vật được bày trí bên trong. Trong số đó có:
3 bộ tủ thờ được cẩn ốc xà cừ óng ánh (1924) đựơc bày trí theo nguyên tắc
"Ðông bình - Tây quả", trong đó bên tay phải có chiếc hộp gỗ được cẩn
hình rồng bên trong có bản Sắc phong thần được vua Tự Ðức ban vào 1848 - 1860.
Chính giữa nhà có 4 cột to bằng gỗ căm
xe càng làm nổi bật lên sự vững chắc và trường tồn của ngôi nhà. Bộ liễn được
cẩn xà cừ tuyệt đẹp càng làm tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà. Nội dung
của hai câu đối như sau: (từ phải sang trái)
"Tích đức thắng di kim - Xử thế đương
kiêm Tư Mả huấn"
" Di thiện dỉ di bảo - Trì thân nhi
tĩnh Sở thơ ngôn"
Xung quanh nhà có hình 9 bức tranh tuyệt
đẹp được vẽ trên 3 bức tường chính, trên mỗi bức tranh là cảnh một làng quê
bình dị bên cạnh một dòng sông hữu tình. Ðược biết, 9 bức tranh này tượng trưng
cho dòng sông Cửu Long hiền hóa (hình ảnh con rồng được thể hiện qua bố cục độc
đáo từ dòng sông thơ mộng).
Nhà Cổ ông Cai Huy: (1860, ấp Hoà Phúc - Hoà
Khánh - Cái Bè - Tiền Giang)
Nhà được xây dựng vào năm 1860 do ông Cai Tổng Huy xây cất tọa lạc tại làng Hòa
Khánh, Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cung
đình Huế và được chạm trỗ rất công phu và tốn rất nhiều thời gian. Hiện nay,
ngôi nhà được ông Trần Quang Mẫn (người dân nơi đây thường gọi là ông Mười Mẫn)
là cháu đời thứ năm của Ông Cai Huy. Cũng như các ngôi nhà cổ khác trong vùng
nhà cổ Cai Huy cũng còn lưu trữ khá nhiều cổ vật có giá trị về mặt lịch sử cũng
như nhân văn trong đó có những mẫu vật được mang từ Pháp sang thể hiện rõ nét
đặc trưng của thời thuộc Pháp.
Nhà cổ anh Kiệt: (1924. Ấp Phú Hoà - Ðông Hòa Hiệp - Cái Bè - Tiền
Giang)
Nhà do ông Trần Văn Bính thừa kế được xây cất với diện tích 1000m2 tọa lạc giữa
vườn cây ăn trái 1,8ha tại ấp Phú Hòa xã Ðông Hòa Hiệp, Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
Nhà gồm 5 gian hình chữ Ðinh với hơn 100 cột gỗ quí, theo nhận xét của các
chuyên gia Nhật Bản nhà được xây dựng cách đây 150 năm , theo cấu trúc nhà
truyền thống Nam Bộ.
Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ vì kèo, xiên và vách rất công phu
mang nét rất đặc trưng theo phong cách nhà cổ Nam Bộ. Trãi qua nhiều thế kỷ và
do chiến tranh tàn phá nhưng chủ nhân vẫn còn lưu giữ được một số đồ vật có giá
trị mang giá trị lịch sử cao. Ðặc biệt là bộ bao lam được chạm lộng Mai, Lan,
Cúc, Trúc được cách điệu hài hòa, các họa tiết mềm mại thể hiện trình độ và tài
nghệ thưởng thức nghệ thuật của người xưa.
Trong chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Tổ chức JICA đã
tài trợ cho dự án khảo sát và trùng tu một số ngôi nhà cổ giân gian Nam Bộ tại
Việt Nam. Dự án bắt đầu vào năm 1998 do trường Ðại Học Nữ Chiêu Hoàng phối hợp
cùng Ðại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 09 ngôi nhà, trong
đó miền Nam có 02 ngôi nhà (tại Biên Hoà và Cái Bè). Qua khảo sát 355 nhà tại
Tiền Giang, ngôi nhà tại xã Ðông Hòa Hiệp đã được chọn để phục chế với kinh phí
1,5 tỉ đồng bao gồm toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà và vật dụng trang trí bên
trong theo nguyên bản. Ngôi nhà được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang ký quyết
định là di tích cấp tỉnh ngày 04/03/2002.