Nghề làm bánh cốm:
Nghề này đã có từ rất lâu và được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác ở Cái Bè. Khu làng nghề làm bánh cốm tọa lạc tại ấp An
Ninh, xã Ðông Hòa Hiệp, Cái Bè. Ðể làm được bánh cốm phải trãi qua nhiều công
đoạn sau: rang cốm (hay nổ cốm), nấu gia vị, cuối cùng là công đoạn trộn cốm và
đóng gói. Tùy theo khẩu vị và đơn đặc hàng mà người thợ trộn thêm hương vị của
sầu riêng hoặc vani để làm tăng thêm vị thơm ngon cho cốm Cái Bè.
Bánh cốm tại Cái Bè gồm nhiều loại nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách gồm:
cốm mì, cốm nếp, cốm gạo, cốm bắp. cốm Cái Bè có mặt trên thị trường với những
thương hiệu nổi tiếng như: cốm Ngọc Lợi, cốm Cái Bè.đã từ lâu chinh phục được
khẩu vị của nhiều người.
Nghề làm bánh tráng:
Nghề làm bánh tráng cũng đã xuất hiện từ rất lâu
tại Cái Bè, để làm được bánh tráng dẽo và ngon cần phải mất nhiều công đoạn.
Cách làm bánh tráng cũng đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Nguyên liệu và dụng
cụ chính để làm thành chiếc bánh tráng gồm: gạo tẻ dùng để xay thành bột, lò
nung, nồi lớn dùng để nấu nước và dụng cụ bằng tre dùng để gỡ bánh. Quy trình
làm bánh tráng bao gồm các công đoạn sau: đầu tiên là ngâm gạo tẻ 01 hoặc 02
ngày rồi xay bột bằng cối đá có pha thêm nước và muối (độ muối vừa phải để tạo
độ dẽo cho bánh), đợi cho nước trong nồi sôi lên phía trên nồi có miếng vải
căng dùng làm khuôn, sau đó tráng một lớp bột lên miếng vải sao cho thật mỏng,
đậy nắp làm từ lá dừa bao phủ lên miếng vải và đợi khoảng 10 giây rồi dùng
thanh tre để lấy bánh tráng ra. Công đoạn sau cùng là công đoạn phơi, nếu thời tiết
tốt thì phơi khoảng 03-04 tiếng. Bánh tráng Cái Bè được dùng nhiều trong món ăn
thường ngày của người Việt, ta có thể dùng bánh tráng để gói với cá và rau
xanh, có thể chấm nước mắm để làm tăng thêm hương vị của bánh tráng.
Nghề làm bánh phồng:
Nghề làm bánh phồng ở Cái Bè đã có từ năm 1940, chủ
yếu sản xuất để tiêu thụ trong những dịp lễ Tết. Về sau nghề làm bánh phồng
ngày càng phát triển về quy mô cũng như về thị trường tiêu thụ. Hiện nay ở tại
khu 4 thị trấn Cái Bè và ấp An Hiệp xã Ðông Hòa Hiệp có khoảng trên 400 hộ sản
xuất ra loại bánh phồng trong đó có các thương hiệu từ lâu đã được sự tin dùng
của khách hàng như: Ông Mập, Hải Ký, Ba Mập, Thanh Tuyền.
Nguyên liệu chính để làm bánh phồng là khoai mì, dừa có sẵn tại địa phương với
các loại công cụ còn thô sơ lúc ban đầu dần dần đã được thay thế bằng máy, để
nhằm tăng năng suất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Năm 2004, Phòng kinh tế huyện Cái Bè đã thành lập dự án phát triền làng nghề
Bánh Phồng Cái Bè ở khu vực ấp An Hiệp và khu 4 thị trấn Cái Bè với diện tích
490,46ha gồm 1.185 hộ với 5.609 nhân khẩu trong đó có 327 hộ với 1.684 lao động
đang làm bánh phồng. Dự án này còn nhằm hỗ trợ kinh phí cho việc đăng ký thương
hiệu, cải tạo đường giao thông, hệ thống điện, trang bị máy móc bị để nhằm tạo vị
thế cho làng nghề bánh phồng Cái Bè ngày càng cao trên thương trường. (nguồn:
Huỳnh Thanh Tâm - Ban tuyên giáo Huyện Ủy Cái Bè).
Nghề làm kẹo dừa:
Nghề làm kẹo dừa tại Cái Bè được hình thành hơi muộn
hơn so với nghề làm bánh phồng và tránh tráng nhưng về mặt chất lượng cũng đã
chinh phục được người tiêu dùng tại đại phương cũng như các tỉnh lận cận.
Nguyên liệu chính để làm kẹo dừa gồm: dừa khô, mạch nha với phụ gia là lá dứa,
cacao, đậu phộng. quy trình sản xuất kẹo dừa gồm các bước như sau: chuẩn bị nguyên
liệu, ngào kẹo và đóng gói. Ðiều đặc biệt là kẹo dừa được gói bằng 2 lớp: bánh
tráng và giấy. Do đó ta có thể giữ được trong một thời gian dài và có thể dùng
mọi lúc, mọi nơi.
Nghề làm gạch:
Những lò gạch tại Cái Bè nằm rãi rác dọc theo vàm Hòa
Khánh và rạch Bà Hợp thuộc làng Hòa Khánh, thị trấn Cái Bè. Gạch ngói, gạch tàu
và gạch xây là mặt hàng chủ lực của những cơ sở sản xuất gạch nơi đây. Nguyên
liệu chính để sản xuất gạch là từ đất sét, đất sét được lấy từ sông, từ ruộng
lúa trong khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long... chất lượng đất sét cũng cần phải
được xem xét để nhằm đảm bảo chất lượng của gạch.
Nghề làm nhãn sấy:
Vào khoảng năm 2000 phong trào làm nhãn sấy xuất khẩu
đã phát triển mạnh tại Cái Bè cũng như một số tỉnh lân cận. Vì lý do đó những
nhà vườn lần lượt đốn bỏ những loại cây tạp để trồng tập trung chuyên canh cây
nhãn đặc biệt là cây nhãn da bò (loại nhãn này cho năng suất cao và đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu). Ða phần chủ nhân của những lò sấy nhãn đến từ Miền Bắc do họ
tìm được đầu ra cho nhãn sấy, họ chọn những khu vực nào có diện tích trồng nhãn
rộng là họ đầu tư cho xây dựng lò sấy nhãn. Tùy từng thời điểm và tùy theo mùa
mà họ mở rộng quy mô sản xuất. Sau khi thu gom tại các khu vườn, nhãn được
chuyển về lò bằng ghe, sau đó được tuyển sơ một lượt sao cho kích cỡ đều nhau.
Than đá là nguyên liệu chính để sấy nhãn, khoảng 7 ngày nung liên tục, nhãn sẽ
được bốc vỏ và cơm. Nguồn nhân lực chính cho các lò nhãn sấy là người dân địa
phương sinh sống xung quanh để nhằm tạo thêm việc làm nhàn rỗi và nhằm giảm bớt
chi phí sản xuất. Vỏ nhãn được tận dụng dùng để làm chất đốt, hạt nhãn được xay
nhuyễn để làm thức ăn gia súc.
Nghề chằm lá:
Đến với vùng đất Nam Bộ, được thưởng thức các món đặc sản
Nam Bộ và được ở trong những ngôi nhà lá đặc trưng của Nam Bộ là cái thú đối
với rất nhiều người, đặc biệt là những người sau nhiều ngày làm việc căng thẳng
muốn tìm lại bầu không khí trong lành khoáng đãng của vùng làng quê song nước
Cửu Long. Ngôi nhà lá được người dân địa phương xây dựng từ nguyên liệu tre để
làm cột kèo, lá từ cây dừa nước dùng để lợp thành mái nhà. Các loại nguyên liệu
này hầu như có sẵn khắp nơi trong vùng, đầu tiên lá dừa nước được tách ra khỏi
bẹ dừa và được người dân địa phương lợp lại thành từng tấm dài khoảng 1-1,5m
tùy từng vùng. Công đoạn chằm lá được thực hiện rất công phu bởi những bàn tay
khéo léo của người thợ, hầu hết những người thợ này đều được truyền nghề từ
những thế hệ đi trước trãi qua . Trung bình một ngày một người thợ có thể làm
ra được khoảng 300 tấm.